Cơ bản về marketing
Trong bài viết cơ bản về marketing này chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một vài khái niệm nhỏ thôi: marketing là gì? các giá trị mà marketing hướng đến. Các yếu tố cơ bản về marketing từ phía khách hàng trong mỗi chiến dịch marketing.
Khái niêm cơ bản về marketing
Có khá nhiều định nghĩa về marketing, theo từng ngành, lĩnh vực mà khái niệm marketing có khác nhau. Tuy nhiên chúng ta xem xét vấn đề ở góc nhìn của các doanh nghiệp và người bán hàng nói chung:
Theo Philip Kotler – cha đẻ của ngành Marketing hiện đại: Marketing là Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Ở góc nhìn kinh doanh thì marketing được hiểu đơn giản hơn. marketing là tổ hợp tất cả các cách thức, phương pháp nhằm đưa thông tin về giá trị hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng.
Tạm chia marketing làm 2 loại:
- Marketing truyền thống: là các dạng làm marketing trên tivi, đài, báo giấy, cổ động, tờ rơi… (xem thêm về một số các làm marketing truyền thống)
- Marketing online: sử dụng các kênh truyền thông trên internet như: website, facebook, youtube, zalo… để làm marketing.
Marketing là làm nổi giá trị cốt lõi và điểm mạnh của sản phẩm
Chúng ta hay nhầm lẫm tệ hại rằng Marketing là tìm cách bán sản phẩm! Cần hiểu Marketing là cuộc chiến về truyền thông giá trị của sản phẩm. Bán sản phẩm mà doanh nghiệp hiện có là kết quả của quá trình marketing. Khi làm tốt marketing, khách hàng đã cảm nhận được cốt lõi về giá trị của sản phẩm. Tự họ sẽ tìm đến doanh nghiệp của bạn.
Giá trị sản phẩm – thập đại lợi ích:
Sau đây là 10 loại giá trị thường gọi là : Thập Đại Lợi Ích (theo vinalink)
- Giá trị Lý tính cơ bản: Giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang cần.
- Giá trị cấp bách, thời vụ, thời tiết, ngữ cảnh xã hội, cảm xúc trạng thái, Tò mò dùng thử : Giải quyết nhu cầu cấp bách
- Giá trị niềm tin : Do thương hiệu đó làm tốt nhận diện và định vị khác biệt, Niềm tin về xuất xứ, về đòn bẩy do khách hàng cũ và các loại đòn bẩy khác
- Giá trị cảm nhận , so sánh, muốn khám phá : Do giác quan và sản phẩm tương tự đem lại sự so sánh, ví dụ như bao bì đẹp, sang trọng, Nơi phân phối đẳng cấp, sản phẩm sờ chắc tay tinh xảo….
- Giá trị cảm tính phe phái, bầy đàn, xếp loại : Được coi là loại xếp hạng nào (phân khúc nào).
- Giá trị cảm tính giải quyết lo ngại, sự mất mát, đe dọa và sản phẩm sẽ đáp ứng được.
- Giá trị cảm tính tương lai, lợi ích tương lai – chi phí cơ hội.
- Giá trị cảm tính cái tôi, sự tôn trọng, triết lý sống : Thể hiện bản thân và sự tôn trọng, giá trị tinh thần, văn hóa, trách nhiệm xã hội….
- Giá trị lý tính gia tăng : Quà tặng…
- Giá trị liên tưởng gia tăng : Các giá trị mang tính liên tưởng, tỉnh cảm thương hiệu (Love mark), tình thân đồng loại, mối quan hệ …
Tùy theo từng sản phẩm của doanh nghiệp mà tập trung vào khai thác các yếu tổ hay, các điểm mạnh của sản phẩm theo 10 gợi ý ở trên
4 yếu tố quan trọng khi làm marketing
Qua kinh nghiệm thực chiến có thể chỉ ra rằng: một chiến dịch marketing tốt phải được đánh giá ở góc nhìn khách hàng tiềm năng qua 4 yếu tố cơ bản:
1. Khách hàng được gì:
Đây là yếu tố đầu tiên mà khách hàng quan tâm. Ngay từ 5 giây đầu tiên họ cần biết họ được gì từ bạn. Điều đó quyết định họ tiếp tục đọc, xem hay rời đi. Nhiệm vụ của bạn là phải để họ thấy được:
- Các giá trị về mặt lý tính: giá trị của sản phẩm đồ vật mà họ đang cần.
- Giá trị cảm tính: trải nghiệm, kiến thức, kinh nghiệm, định hướng tương lai, phát triển bản thân…
2. Khách hàng mất gì
Ở nước ta còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp. Giá cả, chi phí phải bỏ ra bao nhiêu là thứ mà khách hàng rất quan tâm. Đôi khi họ quan tâm đến yếu tố giá cả còn hơn cả yếu tố chất lượng. Vì đơn giản họ nghĩ là chất lượng sản phẩm đã được kiểm duyệt bằng các tiêu chuẩn. Rất nhiều người mua sắm online luôn so sánh giá nhiều nhà cung cấp khác nhau trước khi mua sản phẩm.
3. Các khó khăn cản trở
Các khó khăn kể từ lúc khách hàng quyết định mua sản phẩm cho đến khi họ có được sản phẩm trong tay. Cách thức thanh toán, kênh thanh toán khi mua hàng? Phương thức vận chuyển hàng hóa? Thời gian vận chuyển? đóng gói hàng hóa sản phẩm phục vụ vận chuyển? Chính sách đổi trả khi sai lỗi?..
4. Niềm tin thương hiệu:
Đây có thể nói là thứ quý giá nhất của doanh nghiệp. Tạo dựng được chỗ đứng trong lòng khách hàng tiềm năng là việc không đơn giản. Nó là cả một quá trình lâu dài chứ không phải một sớm một chiều. Khi khách hàng đã tin tưởng vào thương hiệu họ tỏ ra “dễ tính” hơn khi tiếp cận giá trị sản phẩm của bạn.
Lời kết
Đến đây có lẽ bạn đã hình dung được cơ bản về marketing là gì. bạn đã biết 4 yếu tố định hướng cơ bản của một chiến dịch marketing. Hy vọng bài viết cung cấp được cho các bạn một chút kiến thức để vận dụng triển khai vào các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
bạn có thể xem thêm chuỗi bài viết về Marketing online
Bạn có thể comment phía dưới hoặc theo dõi các trao đổi thảo luận với chúng tôi qua các kênh:
Đời sống số – hutex: https://www.facebook.com/groups/647641475701473/
hutex Net: https://www.youtube.com/channel/UC4gQ63mp5oaMo8gk70l3VWA/channels?view_as=subscriber